Lượt xem: 921

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 tăng trưởng chậm lại

Ngày 12/12, tại thành phố Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2023. Báo cáo được thực hiện bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright. Đại diện lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

 


Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - Trần Văn Lâu (thứ hai từ trái qua) dự Lễ Công bố Báo cáo kinh tế thường niên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2023. Ảnh: Thanh Khiết

 

    Tỉnh Sóc Trăng tham dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; Nguyễn Văn Khởi - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

    Theo Báo cáo kinh tế thường niên vùng ĐBSCL năm 2023, kinh tế vùng ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, nhưng chậm lại trong năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, dân số của ĐBSCL chỉ tăng khoảng 10.000 người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của ĐBSCL (0,55‰) cũng thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7‰); tỷ lệ lao động qua đào tạo của ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn cả Tây Nguyên và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Bên cạnh đó, sự phân hóa về tỷ lệ hộ nghèo giữa các tỉnh trong vùng còn rất lớn; môi trường kinh doanh (PCI) cũng thấp hơn so với cả nước.

    Theo nhóm nghiên cứu, nông nghiệp tuy giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP của vùng nhưng không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế. Ngành này hiện tạo ra 34% GRDP của vùng và được đầu tư lớn thứ 2 với khoảng 32.0000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng mức 3%. Ngoài ra, ĐBSCL giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu so với đà tăng trưởng kinh tế của cả nước, nếu như 2 thập niên trước vùng đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước thì đến nay tỷ trọng này chỉ còn 12%.

    Theo lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo năm nay ra mắt trong bối cảnh các tỉnh ĐBSCL vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương. Đồng thời, vùng ĐBSCL cần cơ chế hợp tác giữa các tỉnh để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt. ĐBSCL đang dần mất đi lợi thế về môi trường kinh doanh (PCI). Sau một thời gian khá dài có mức môi trường kinh doanh cao hơn mặt bằng chung thì đến năm 2021, PCI trung bình của ĐBSCL đã giảm xuống bằng mức trung bình cả nước.

    Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu cho thấy, 6 nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức hiện nay ở ĐBSCL, bao gồm: Điều kiện tự nhiên; công nghệ; vốn nhân lực; kết cấu hạ tầng; môi trường đầu tư - kinh doanh và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng. Các nguyên nhân trực tiếp này lại là kết quả của nhiều thể chế, chính sách và các quá trình kinh tế đan xen được tạo thành từ những nguyên nhân thể chế có tính nền tảng.

    Theo nhiều chuyên gia và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, việc thực hiện liên kết vùng không chỉ là sự hợp tác để tạo lợi thế, khai thác tối đa tiềm lực kinh tế giữa các địa phương trong vùng, giữa ĐBSCL với TP.Hồ Chí Minh, mà đó còn là cơ sở để tiến tới thực hiện nhất quán các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thanh Khiết



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 102
  • Hôm nay: 7866
  • Trong tuần: 78,573
  • Tất cả: 11,801,893